Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

tin tuc 6_1

Thực hiện Kế hoạch số 577/KH-MTTQ-BTT ngày 07 tháng 02 năm 2023 của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố về tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đóng góp dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), vào lúc 08 giờ 00 hôm nay (thứ Sáu ngày 03/03/2023), tại Hội trường A – Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố (số 55 đường Mạc Đĩnh Chi, phường Đa Kao, Quận 1), Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến ​góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Toàn cảnh hội nghị
Toàn cảnh hội nghị

Nội dung tập trung lấy ý kiến ​​bao gồm:
(1) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
(2) Thu hồi và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
(3) Phát triển bãi chôn lấp;
(4) Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất;
(5) Đăng ký địa giới, cấp giấy chứng nhận và thủ tục hành chính, dữ liệu, thông tin địa giới;
(6) Cơ chế, chính sách, giá đất;
(7) chế độ quản lý, sử dụng các loại đất;
(8) Phân cấp, giảm sát, kiểm soát quyền lực;
(9) Hộ gia đình sử dụng đất.

Ông Nguyễn Quốc Bảo phát biểu
Ông Nguyễn Quốc Bảo phát biểu

Tại hội nghị, ông Nguyễn Quốc Bảo – Chủ tịch Công ty CP Đầu Tư Vốn Và Bất Động Sản DT24.VN, Chủ tịch CLB Bất động sản Việt Nam – phát biểu:

1. Chúng ta nên có Quy hoạch tổng thể cho từng loại đất để dựa vào đó thực hiện theo luật của từng loại, đất ở hay đất nông nghiệp, đất khu công nghiệp hay đất giáo dục, bến bãi kho hàng hay đất giao thông, …. Ví dụ: Singapore đã có quy hoạch này từ thời Thủ tướng Lý Quang Diệu cách đây 60 năm và cho đến nay vẫn còn áp dụng.
Vậy trong thời đại này, chúng ta đã có Internet, đã có trí tuệ nhân tạo, đã có data, đã có băng thông rộng không dây, … chúng ta phải làm Quy hoạch tốt hơn, hướng đến hiệu quả lâu dài hơn để từ đó cán bộ nhân viên Nhà nước, người dân và doanh nghiệp thực hiện quy trình cấp phép theo pháp luật được hiệu quả, không còn phải xin cho, bàn bạc hoặc xin ý kiến cấp trên.
2. Nghị định 99, phần nhà ở cho người nước ngoài có quy định: Tổ chức, cá nhân nước ngoài ở mỗi phường/xã chỉ được sở hữu tối đa 250 căn. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có quy định mỗi dự án chỉ được cấp không quá 30% tổng số căn hộ của một tòa nhà chung cư cho người nước ngoài, ngoài ra còn phải xin phép Bộ Quốc phòng từ lúc lập dự án có dành cho người nước ngoài. Như vậy,  nếu dựa theo quy định này, một dự án có 3.000 căn thì sẽ được cấp 900 căn cho người nước ngoài, tuy nhiên điều này lại dẫn đến việc vượt chỉ tiêu 250 căn bên trên, do đó không ai dám cấp phép vì sợ vi phạm.
Trường hợp đối với nhà ở riêng lẻ thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% tổng số lượng nhà ở trong dự án.
Giải pháp đề xuất: Đề nghị cho người nước ngoài và Việt kiều mua nhà thoải mái nhưng quy định mỗi người chỉ được mua tối đa một căn hộ, căn hộ này không được quá 200 mét vuông, và có thể thu Phí trước bạ và thuế Chuyển quyền sử dụng cao hơn một mức hợp lý để tăng thu ngân sách nhà nước.
Họ được đứng tên chủ quyền trực tiếp thay vì phải nhờ nhân viên của họ hoặc người Việt Nam đứng tên, vì điều này sẽ gây ra những hệ lụy tranh chấp sau này. Với nhu cầu sở hữu căn hộ của người nước ngoài và Việt kiều hiện nay lên đến vài triệu căn sẽ giúp tăng nguồn thu ngân sách để phát triển đất nước và chăm lo nhà ở xã hội.
3. Hiện nay tồn tại quy định mỗi dự án phải dành ra 20% quỹ đất làm nhà ở xã hội, việc này rất khó triển khai đối với các dự án ở trung tâm thành phố có giá trị cao, vì khi đó chi phí quản trị vận hành hàng tháng sẽ rất lớn, ví dụ như mỗi tháng có thể lên đến 10 triệu một căn, mà nhà ở xã hội lại dành cho những người có thu nhập không cao, vì thế họ sẽ không thể trả được khoản chi phí vận hành này. Vì vậy, tôi đề nghị chuyển 20% nhà ở xã hội của mỗi dự án thành tiền Thuế nhà ở xã hội, giúp tăng thu ngân sách chăm lo nhà ở xã hội ở nước ta.
4. Về việc đền bù giải phóng mặt bằng để lập dự án, đề nghị nhà nước có biện pháp can thiệp, hỗ trợ khi doanh nghiệp đã hoàn thành 95% đền bù, còn lại 5% có thể đền bù ở một mức hợp lý, loại bỏ mức 200% so với giá bình quân của 95% đã đền bù để tránh những thành phần lợi dụng đòi hỏi giá đền bù cao, làm nhà đầu tư không thể triển khai thực hiện dự án được, dẫn đến tình trạng dự án treo rất lâu, không thể kích thích kinh tế phát triển.
5. Về các quy định đấu giá thì đề nghị khi nhà nước tiến hành mở đấu giá phải lập sẵn phương án và giấy phép xây dựng chi tiết 1%, để nhà đầu tư khi trúng đấu giá có thể triển khai thực hiện xây dựng nhanh, góp phần phát triển kinh tế, thay vì để đấu giá trúng rồi mới bắt đầu đi xin giấy phép, điều này có thể mất thêm vài năm gây lãng phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *